Hotline tư vấn 24/7
098.6006.844
Sổ tiết kiệm giả không hoàn hảo như quảng cáo của người bán, chúng rất dễ bị phát hiện chỉ với vài bước kiểm tra đơn giản.
Bài viết này sẽ phơi bày sự thật về sổ tiết kiệm giả, tiết lộ cách chúng bị Đại sứ quán/Lãnh sự quán “bắt bài” như thế nào. Đồng thời, Quang Anh sẽ bật mí giải pháp thay thế hợp pháp, giúp bạn có sổ tiết kiệm thật 100% với chi phí rẻ.
Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng, bạn đã có thể sở hữu một cuốn sổ tiết kiệm giả giống y như thật, từ chất liệu giấy, con dấu, chữ ký đến thông tin cá nhân và số dư tài khoản. Thậm chí, ngay cả những người có kinh nghiệm cũng khó lòng phân biệt thật giả nếu chỉ nhìn bằng mắt thường.
Các phương thức làm giả phổ biến:
Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Mặc dù sổ tiết kiệm giả ngày càng tinh vi, nhưng các cơ quan lãnh sự vẫn có nhiều biện pháp để kiểm tra tính xác thực của chúng, bao gồm:
Kiểm tra trực quan: Sử dụng kinh nghiệm cá nhân, đèn soi UV, phần mềm nhận dạng ký tự quang học (OCR), phần mềm phân tích hình ảnh… để phát hiện các dấu hiệu bất thường trên sổ giả.
Xác minh thông tin với ngân hàng: Liên hệ trực tiếp với ngân hàng để kiểm tra thông tin tài khoản, số dư, ngày mở sổ và lịch sử giao dịch.
Đối chiếu thông tin: Yêu cầu đương đơn bổ sung giấy tờ hoặc phỏng vấn trực tiếp để làm rõ sự logic giữa thông tin trên sổ tiết kiệm và giấy tờ chứng minh thu nhập, công việc.
Khi khách hàng băn khoăn sợ sổ tiết kiệm bị phát hiện, dịch vụ làm sổ tiết kiệm giả thường cam kết với khách hàng Đại sứ quán không thể xác minh sổ tiết kiệm vì theo nguyên tắc bảo mật, ngân hàng không được phép tiết lộ thông tin khách hàng cho bất kỳ bên thứ ba nào.
Tuy nhiên, Đại sứ quán – đại diện cho một quốc gia – lại là trường hợp ngoại lệ. Họ có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan chức năng và hợp tác cùng nhiều nhân sự tại nhiều ngân hàng. Do đó, việc truy cập vào hệ thống dữ liệu ngân hàng để tra cứu thông tin sổ tiết kiệm không phải là việc quá khó.
Nhiều người lầm tưởng sổ tiết kiệm giả là “chìa khóa vạn năng” mở toang cánh cửa visa. Nhưng thực tế, đây là “canh bạc” may rủi, nơi bạn có thể phải trả một “cái giá” đắt cho hành vi gian dối của mình.
Nếu phát hiện sổ tiết kiệm giả, Đại sứ quán sẽ ngay lập tức từ chối đơn xin visa mà không cần xem xét thêm bất kỳ điều gì.
Không chỉ bị từ chối visa lần này, người nộp đơn còn đối diện nguy cơ bị cấm nhập cảnh vào quốc gia đó trong một thời gian dài, thậm chí vĩnh viễn. Một số quy định về thời gian cấm nhập cảnh của một số quốc gia khi phát hiện sử dụng giấy tờ giả:
Thông tin người xin visa sử dụng sổ tiết kiệm giả được chia sẻ với các cơ quan lãnh sự khác thông qua hệ thống thông tin liên kết, gây khó khăn cho việc xin visa tại các quốc gia khác trong tương lai.
Nếu vì một lý do nào đó, bạn chưa chuẩn bị đủ tiền gửi hoặc chưa đủ thời gian để mở sổ tiết kiệm làm hồ sơ xin visa theo yêu cầu của Đại sứ quán, vẫn còn nhiều giải pháp khác chứng minh tài chính một cách hợp pháp và hiệu quả.
Người xin cấp thị thực có thể thay thế sổ tiết kiệm bằng các giấy tờ khác có tính thanh khoản cao tương tự như xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, xác nhận số dư tài khoản chứng khoán, xác nhận vàng bạc kim loại quý đang gửi ngân hàng…
Vay chứng minh tài chính từ ngân hàng hoặc mượn người thân để mở sổ tiết kiệm, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng trả nợ và các điều khoản đi kèm để tránh gặp rắc rối về sau.
Đây là giải pháp mở sổ tiết kiệm hiệu quả được nhiều người lựa chọn vì chi phí tiết kiệm và không yêu cầu khách hàng phải có sẵn số tiền lớn.
Các công ty chứng minh tài chính uy tín như Quang Anh sẽ hỗ trợ bằng cách cho khách hàng mượn số tiền cần thiết để mở sổ tiết kiệm và xin giấy xác nhận số dư tại ngân hàng.
Thông tin liên hệ
CHỨNG MINH TÀI CHÍNH QUANG ANH